Thứ Ba, 14 tháng 12, 2010

Đơn khiếu nại về hành vi thiếu trách nhiệm của Thành viên Chính phủ, Đại biểu Quốc hội

Tôi: Vi Toàn Nghĩa – kỹ sư, công dân Nước Việt Nam xin gửi lá đơn này tới Quốc hội, Chính phủ nước Việt Nam để kiến nghị về hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm của ông Hồ Nghĩa Dũng – Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải – là thành viên Chính phủ – là Đại biểu Quốc hội.

*

Vi Toàn Nghĩa
102 Nguyễn Huy Tưởng, Hà Nội
0962412252

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——***——

Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2010

ĐƠN KHIẾU NẠI

VỀ HÀNH VI THIẾU TRÁCH NHIỆM

CỦA THÀNH VIÊN CHÍNH PHỦ, ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

Kính gửi: Ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Tôi: Vi Toàn Nghĩa – kỹ sư, công dân Nước Việt Nam xin gửi lá đơn này tới Quốc hội, Chính phủ nước Việt Nam để kiến nghị về hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm của ông Hồ Nghĩa Dũng – Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải – là thành viên Chính phủ – là Đại biểu Quốc hội.

Trước tình hình năng lượng điện thiếu nghiêm trọng ảnh hưởng rất lớn, đến các hệ thống đèn chỉ huy giao thông, tôi đã nghiên cứu trong 3 năm ròng về năng lượng mặt trời để sử dụng cho hệ thống đèn này nhằm cải thiện tình hình. Kết quả rất khả quan, cụ thể:

- Toàn bộ hệ thống đèn chỉ huy giao thông đều sử dụng tốt và lâu dài với hệ cấp nguồn là năng lượng mặt trời (24 h/24 h kể cả khu vực ít nắng trên Miền Bắc).

- Việc tách toàn bộ hệ thống đèn chỉ huy giao thông ra khỏi hệ thống điện quốc gia là hoàn toàn chắc chắn làm được và không tốn kém.

- Chuyển ngôn ngữ chỉ huy (điều khiển) sang Telex (điện thoại cố định) sẽ không bao giờ bị nhiễu.

Cũng trong thời gian này, rất nhiều đài truyền hình, các báo tất cả các lề (phải, trái, giữa) đã phát, đã đăng rất nhiều lần, tôi cũng làm rất nhiều đơn thư đến các vị lãnh đạo và các ông chịu trách nhiệm trong các bộ, ngành liên quan đề nghị nghiên cứu, áp dụng. Trong đó có ông Hồ Nghĩa Dũng – Bộ trưởng bộ Giao thông Vận tải.

Tôi cũng đã nhận đuợc trả lời của:

- Quốc hội
- Chủ tịch nước
- Thủ Tướng
- Thành uỷ Hà Nội.
- UBND TP. Hà Nội
- Và nhiều Đại biểu Quốc hội

….

Nhưng riêng ông Hồ Nghĩa Dũng (người được Chính phủ giao trách nhiệm chính) thì không.

Đây là hành vi thiếu trách nhiệm của một Bộ trưởng – thành viên chính phủ – một đại biểu Quốc hội (Đại biểu của nhân dân).

Chắc rằng lá đơn này chưa có tiền lệ – nhưng tôi thiết nghĩ: – Yêu nước là quyền của mọi công dân không chỉ của riêng tầng lớp lãnh đạo. Nên tôi mạnh dạn viết tới quốc hội, chính phủ để xem xử trí của các ông.

Trên quan điểm: Đúng – Sai, làm được hay không làm được đều phải trả lời (Nguyễn Minh Triết). Tôi hy vọng đơn này nhanh chóng đuợc hồi âm.

Lần nữa tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ cho phép lắp tại 01 ngã tư Hà Nội, Bộ đèn này (xong trước đại lễ là tốt nhất). Để chính phủ dễ xử lý chúng tôi dùng kinh phí ứng trước của các doanh nghiệp, các báo chí tâm huyết.

Đây không phải là Đơn kiện, mong được hồi âm sớm. Qua 05 ngày nếu không có hồi âm xin được phép đăng trên báo chí.

Kính chúc Quốc Hội và Chính phủ khoẻ!

Người viết đơn
Vi Toàn Nghĩa

—-



*

KÍNH GỬI ÔNG : HỒ NGHĨA DŨNG – BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI.

Tôi VI TOÀN NGHĨA. Công dân nước CHXHCN VIỆT NAM .Viết thư ngỏ này đến ông để trình bày một việc như sau :

Tôi đã nhiều lần viết thư, đơn đến ông đề nghị, kiến nghị cho lắp thí điểm 01 chốt giao thông dùng đèn chỉ huy bằng năng lượng mặt trời – để có thể tiến tới tách toàn bộ hệ thống đèn chỉ huy giao thông ra khỏi hệ thống điện quốc gia.

Để cho ông và nhà nước khỏi bị động tôi và một số doanh nghiệp tâm huyết xin ứng trước kinh phí để lắp đặt.

Song đơn thư có đi – có nhận nhưng chẳng quay về – tôi đã trực tiếp đến nhà ông nhiều lần – theo đc của văn phòng quốc hội – (phố LÊ TRỌNG TẤN) – Nhưng không gặp vì đây là nhà ông mua để dành (thuê ô sin trông hộ).

Thưa ông ! đất nước này là của chung, ai cũng có quyền yêu nước. Quyền này không chỉ của riêng các ông bộ trưởng. Đã đến lúc không đợi được nữa tôi viết thư này,  nhờ báo chí, nhờ bưu điện chuyển cho ông – đề nghị lần cuối cùng. Qua 5 ngày nếu ông không trả lời tôi xin được khiếu nại ông và một số người nữa lên quốc hội – về hành vi thiếu trách nhiệm, vô cảm với nhân dân và đất nước.

Xin chào ông.

Hà nội 23 -06 -2010

Người viết thư.

kĩ sư

VI TOÀN NGHĨA.

0962412242

*

CHẤT VÁN ÔNG HỒ NGHĨA DŨNG

Bộ GTVT còn rất nhiều việc phải làm trước khi làm ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC sao không
làm :

1. TIÊU CHUẨN HÓA ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG – ĐƯỜNG BỘ – ĐƯỜNG SẮT :
ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỢC QUY ĐỊNH RẤT SƠ SÀI Ở :

THÔNG TƯ BỘ CÔNG AN số:915/C57-P5 do thương tá LÊ QUỐC THÂN ký ngày 10-11-
1962.
Vì không có tiêu chuẩn nên đèn dùng mỗi nơi một phách – cao – thấp – dấu thập - mũi tên  –dấu trừ – tròn ,vuông đủ kiểu – khi sáng khi tắt – phập phù.

2. Năm 2004 -BGTVT dùng vốn ODA thuê hãng “SA -GEM (PHÁP)”  : 64 tỉ đồng (VND)
lắp 48 chốt đền tín hiệu giao thông tại thành phố HỒ CHÍ MINH – dùng 1 năm hỏng hoàn toàn.

3. 2010 UBND thành phố bỏ ra gần 10.000 USD mời chuyên gia nước ngoài vào sửa – nhưng không sửa được (vì họ không sản xuất loại đèn này nữa).

“ĐÈN GIAO THÔNG – 3,5 TRIỆU USD NẰM PHƠI SƯƠNG, PHƠI NẮNG “(Tuoitre- online
21-12-2004).

“ĐÈN GIAO THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH :64 TỈ DÙNG 1 NĂM”(Vietbao-01-4-2008).

“SÀI GÒN MỜI CHUYÊN GIA NƯỚC NGOÀI SỬA ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG “(Viêtbao).

4. Đã có một công dân tự xin ứng tiền để lắp đặt 01 chốt đèn tín hiệu giao thông DÙNG HOÀN TOÀN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI – để tiến tới TÁCH HOÀN TOÀN ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG RA KHỎI MẠNG ĐIỆN QUỐC GIA. Thủ tướng , chủ tịch nước trả lời.

Nhưng bộ trưởng : NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH LẠI LÀM NGƠ.

MỘT BỘ LỚN – HÀNG NĂM ĐƯỢC CUNG CẤP RẤT NHIỀU NGÂN SÁCH MÀ:

- 58 NĂM KHÔNG TIÊU CHUẨN HÓA ĐƯƠC CÁI ĐÈN GIAO THÔNG.
- 58 NĂM HOẠT ĐỌNG ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG VẪN PHẢI NHẬP.
- SỐ TIỀN ODA NÊU TRÊN – BỘ TÍNH THẾ NÀO ?.

QUA THỂ HIỆN TRÁCH NHIỆM TRƯỚC DÂN NHƯ THẾ – LIỆU DÂN CÓ ĐỦ ĐỘ TIN CẬY ĐỂ TRAO TIẾP TIỀN CHO BGTVT ĐỂ LÀM TẦU CAO TỐC NỮA KHÔNG.

TÔI MONG NHỮNG CÂU HỎI NÀY ĐƯỢC BỘ TRƯỞNG TRẢ LỜI TRÊN HỘI TRƯỜNG.

Kỹ sư Vi Toàn Nghĩa
0962412242

——

danlambao.com

Thứ Hai, 13 tháng 12, 2010

Bà Cù Thị Xuân Bích và bà Đặng Thị Kim Hoàn yêu cầu báo An ninh thế giới xin lỗi và cải chính thông tin về Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ

Kính thưa Ban Biên tập Bauxite Việt Nam,
Hôm nay, vào hồi 17giờ ngày 12/12/2010, tôi, Cù Thị Xuân Bích, em gái TS Cù Huy Hà Vũ và bà Đặng Thị Kim Hoàn, em dâu nhà thơ Xuân Diệu và là mợ của anh em chúng tôi, đã gửi đơn lần thứ hai yêu cầu báo An ninh thế giới cải chính và xin lỗi gia đình nhà thơ Huy Cận và gia đình nhà thơ Xuân Diệu.
Tôi gửi bản scan cả hai đơn này và đơn gửi lần đầu cách đây 26, 27 ngày, trân trọng đề nghị Bauxite Việt Nam cho đăng giúp để những ai quan tâm đến vụ án của TS Cù Huy Hà Vũ được rõ.
Chân thành cảm ơn Bauxite Việt Nam.
Cù Thị Xuân Bích

clip_image002
clip_image004
clip_image006
clip_image008
clip_image010
clip_image012
clip_image014
clip_image016
clip_image018

Biên phòng Ðà Nẵng xác nhận: Hơn 2,000 lần bị “tàu lạ” xâm phạm hải phận

HÀ NỘI 13-12 (TH)Hơn 2,000 lần, tàu đánh cá của ngoại quốc đã xâm phạm vào chủ quyền vùng biển của Việt Nam, theo một viên chức biên phòng tại Ðà Nẵng công bố, được báo điện tử Dân Việt tường trình hôm Thứ Hai.

Tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam nằm bến vì sợ ra khơi sẽ bị Trung Quốc bắt giữ hay đâm chìm. (Hình: AFP/Getty Images)
“Ngày 12 tháng 12, 2010, Ðại Tá Nguyễn Quốc Bình – phó chỉ huy trưởng Bộ Ðội Biên Phòng Ðà Nẵng, cho biết 5 năm qua, BÐBP Ðà Nẵng đã nhận được 2,732 nguồn tin có giá trị về bảo vệ chủ quyền vùng biển của ngư dân.”
Báo Dân Việt chỉ có một bản tin rất ngắn, thêm một câu nữa, nói rằng “Trong đó, ngư dân đã giúp phát hiện hơn 2,000 lượt tàu đánh cá nước ngoài xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam”.
Từ cuối năm 2009 sang đầu năm 2010, hàng trăm tàu đánh cá của Trung Quốc mà báo chí ở Việt Nam nêu đích danh, đã xâm phạm vùng biển của Việt Nam để đánh cá.
“Nhiều khi các tàu thuyền này còn lấn sâu vào vùng biển Ðà Nẵng, chỉ còn cách bờ 35 hải lý về hướng Ðông Bắc.” Bản tin báo Tiền Phong và nhiều báo khác ngày 4 tháng 1, 2010 tường thuật sự việc đã xảy ra.
“Hầu như ngày nào cũng có tàu cá Trung Quốc xâm nhập trái phép vùng biển Việt Nam, có khi số lượng tàu xâm nhập trái phép lên tới hàng chục chiếc chia thành 3-4 tốp. Tình trạng này vẫn tiếp diễn trong những ngày đầu năm 2010.” Ông Ðinh Tiến Dũng, trưởng ban tác chiến của Bộ Ðội Biên Phòng Ðà Nẵng nói với báo chí.
Các nước khác trong khu vực thì bắt giữ tàu ngoại quốc, bỏ tù thuyền viên, bắt đóng tiền phạt rồi mới thả. Trong khi đó, tờ Tiền Phong kể lại rằng “Từ cuối tháng 12 năm 2009, BÐBP TP Ðà Nẵng đã 3 lần cho tàu ra đẩy đuổi các tàu cá trên ra khỏi vùng biển Việt Nam, tuy chưa có trường hợp nào phải dùng đến biện pháp lập biên bản tạm giữ phương tiện.”
Ngư dân Việt Nam bị tàu tuần Trung Quốc bắt giữ hồi giữa tháng 6, 2009 khi đánh cá gần khu vực quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam vẫn xác định chủ quyền. (Hình: Báo mạng Trung Quốc)
Ðến ngày 6 tháng 2 năm 2010, người ta lại thấy báo VietNamNet đưa tin “Hôm 2 tháng 2, tiếp nhận nguồn tin do ngư dân phản ánh qua mạng thông tin biển, BÐBP Ðà Nẵng đã cử lực lượng xuất kích, phát hiện 30 tàu cá Trung Quốc đang xâm nhập sâu vào vùng biển miền Trung, chỉ còn cách bờ biển Ðà Nẵng-Thừa Thiên Huế khoảng 45 hải lý. Ðặc biệt, hôm 29 tháng 1, có đến 100 tàu cá Trung Quốc bị phát hiện đang đánh bắt hải sản trái phép ở vĩ độ 17, kinh độ 108’30, sát bờ biển Quảng Trị-Thừa Thiên Huế.”
Nguồn tin vừa kể nói rằng “các lực lượng chức năng Việt Nam chưa lập biên bản xử lý hoặc tịch thu tang vật đối với một trường hợp nào mà chỉ hướng dẫn họ không được phép tái phạm.”
Chuyện từng đoàn tàu đánh cá Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm vùng biển miền Trung Việt Nam bất chấp thời tiết không ngừng ở mấy tháng đầu năm.
Theo báo Người Lao Ðộng ngày 8 tháng 10/2010 “lợi dụng lúc thời tiết xấu (gió cấp 5-6), không có lực lượng tuần tra của Việt Nam, tàu thuyền Trung Quốc kéo đến từng đoàn, từ vài chục chiếc trở lên, ngang nhiên xâm phạm vùng biển Việt Nam. Tàu thuyền Trung Quốc lớn lại nhiều nên ngư dân Việt Nam thường tránh né, không thể khai thác được hải sản”.
Trước tình hình như thế “Hội Nghề Cá tỉnh Quảng Ngãi vừa báo cáo và đề nghị Hội Nghề Cá Việt Nam kiến nghị chính phủ cùng các bộ, ngành liên quan có biện pháp ngăn chặn tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam để khai thác hải sản trái phép”, theo bản tin Bee.net.
Trái ngược với cách cư xử của Hà Nội, khi ngư dân Việt Nam đánh cá trên vịnh Bắc bộ gần khu vực đánh bắt chung hay gần quần đảo Hoàng Sa đều bị Trung Quốc bắt giữ đòi tiền chuộc hay đâm chìm tàu.
Ngoài những lần bắt giữ, ngày 19 tháng 5 năm 2009, tàu đánh cá số hiệu QNg-95348-TS của ngư dân Quảng Ngãi bị “tàu lạ” đâm chìm, 26 ngư dân trên tàu đã may mắn được một tàu cá của ngư dân Việt Nam đang hoạt động ở cùng khu vực cứu sống.
Ngày 15 tháng 7 năm 2009, tàu đánh cá số hiệu QNg-2203-TS của ngư dân Quảng Ngãi đang hoạt động tại tọa độ 13o45′N-110o32′E bị “tàu lạ” đâm chìm làm bị thương 9 người trong đó có 2 người bị thương rất nặng.
Báo chí ở Việt Nam được lệnh dùng từ “tàu lạ” thay vì chỉ đích danh tàu tuần Trung Quốc.
Hàng năm, Trung Quốc ngang nhiên cấm đánh cá trên biển Ðông từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 8 lấy cớ bảo vệ thủy sản ở ngay các vùng biển mà Việt Nam xác định chủ quyền, thời gian chính vụ của ngư dân miền Trung Việt Nam. Nhà cầm quyền Hà Nội chỉ phản đối suông và cũng không đưa ra biện pháp cụ thể nào để bảo vệ ngư dân.
Cuối tháng 3năm nay, thống kê ghi nhận trên báo chí trong nước cho thấy có 751 ngư dân Việt Nam còn đang bị bắt giữ ở nước ngoài vào thời điểm này. Ðây là con số do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn mới đưa ra tại hội nghị khẩn cấp bàn về tình hình ngư dân và tàu đánh cá Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ.
Nếu chỉ kể từ đầu năm đến cuối tháng 3 đã có 18 vụ bắt giữ tàu đánh cá với 208 ngư dân Việt Nam; do các nước Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, và Philippines. Các biện pháp áp chế đối với ngư dân Việt Nam khi bị bắt giữ là tịch thu tàu, xử phạt hành chính và phạt tù đối với thuyền trưởng. Ðịa phương có số tàu cá bị bắt giữ, xử phạt nhiều nhất là Kiên Giang, với tổng cộng khoảng 277 ngư dân bị bắt giữ từ năm 2009 đến nay.
Trong khi đó, nhà cầm quyền Hà Nội chỉ áp dụng biện pháp “đẩy đuổi”.
Nguồn : Người Việt

Cơ quan điều tra an ninh trao trả vật dụng và tập “tài liệu do Cù Huy Hà Vũ tự giao nộp”

Cù thị Xuân Bích
Kính thưa Ban Biên tập Bauxite Việt Nam,
Chiều ngày 08/12/2010, tôi, Cù Thị Xuân Bích, đưa LS Nguyễn Thị Dương Hà, vợ TS Cù Huy Hà Vũ, đến trụ sở Cơ quan An ninh điều tra thành phố Hà Nội tại số 6 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để nhận lại 01 cây CPU hỏng, một số đĩa CD hỏng, 01 máy ảnh kỹ thuật số hiệu Canon IXUS 980IS, một tập hồ sơ “Tài liệu do Cù Huy Hà Vũ tự giao nộp” ngày 5/11/2010.
Trong tập hồ sơ “tự giao nộp” đó có mấy hồ sơ vụ án mà Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ đang thụ lý như vụ việc của bà Phạm Thị Hoa ở 256 Hùng Vương, quận Hải Châu 2, Đà Nẵng bị UBND TP Đà Nẵng mượn sổ Nghiệp chủ nhà ở rồi thu hồi luôn (đến nay chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh, dưới sự lãnh đạo của Bí thư thành ủy Nguyễn Bá Thanh, đang hối thúc chủ tịch UBND quận Hải Châu Lê Anh cắt, đập nhà xây dựng có phép và thu hồi đất hợp pháp của gia đình bà Phạm Thị Hoa ở 256 Hùng Vương, Đà Nẵng trong tháng 12/2010 vì theo bà Phạm Thị Hoa cho biết các ông Chủ tịch UBND các cấp của Đà Nẵng cho rằng ông Cù Huy Hà Vũ đã bị bắt rồi còn ai mà kiện!) và mấy vụ đích danh TS Luật Cù Huy Hà Vũ là người tố cáo như vụ UBND TP Huế cướp đất hương hỏa của phái 3 họ Trần ở Huế…; tôi và LS Dương Hà thấy rơi ra hai tờ giấy nhỏ (1 tờ hai mặt) và 3 tờ lịch được xé ra từ bloc lịch. Trên hai tờ giấy và mặt sau của 3 tờ lịch đó có ai đó ghi báo giá sách mà TS Cù Huy Hà Vũ quan tâm, mặt sau của 01 tờ thì có dòng chữ viết tay của TS Cù Huy Hà Vũ: 47/9 CMT8, F5, Tân Bình, cô Lan đóng sách cũ, (điện thoại) 38452045.
Ngay sau đó LS Dương Hà đã gọi điện thoại vào số điện thoại trên thì đã được xác nhận là đúng là nhà cô Loan đóng sách cũ (TS Vũ ghi nhầm là cô Lan). Tôi đã đem việc này thưa với chú Cù Huy Chử thì cũng được chú Chử xác nhận là trước khi đi công tác đầu tháng 11/2010, TS Vũ đã gọi điện thoại thưa với chú Chử là sẽ vào Sài Gòn mua sách để biếu trường Phổ thông trung học Cù Huy Cận ở Vũ Quang, Hà Tĩnh, nhân chuyến đi của đại gia đình Cù Huy về thăm trường và góp phần thành lập quỹ khuyến học Cù Huy Cận.
Được sự đồng ý của chú Cù Huy Chử, tôi trân trọng đề nghị Bauxite Việt Nam cho đăng giúp để những ai quan tâm đến vụ án của TS Cù Huy Hà Vũ được rõ.
Chân thành cảm ơn Bauxite Việt Nam.
Cù Thị Xuân Bích
clip_image002_thumb[1]_2.jpg clip_image004_thumb[2].jpg clip_image005_thumb[1].jpg clip_image006_thumb[1]_3.jpg clip_image007_thumb[1]_0.jpg clip_image008_thumb[1]_2.jpgTôi, Cù Thị Xuân Bích, em gái TS Cù Huy Hà Vũ đánh máy lại mấy tờ giấy viết tay kể trên để mọi người đọc dễ hơn.

Hai tờ lịch được viết mặt sau:

1. Hà Nội trong thời kỳ oanh liệt 5T5 (5 triệu 5)
2. Kim Vân Kiều 4T5
3. Kiều Vũ Hữu Tiềm 200N (hai trăm nghìn)
4. Kim Vân Kiều – Trần Hữu Trấn 350N
5. Kim Vân Kiều (6 phụ bản) 2T5
6. Siêu hình học 1T5
7. Phật giáo Triết học 1T5
8. Mặc Tử 1T2
9. Quỳnh Như 800N
10. Cách 3000 năm 800N
11. Tản Đà Vận văn 1T
12. Trai nước Nam làm gì 1T5
13. Sử học Phạm Quỳnh 1T
14. Phê bình Nho giáo 1T5
15. Hai Bà Trưng 2T
16. Cung oán ngâm khúc 1T5
17. L’histoire d’Annam (2c)
18. Trên đường nghệ thuật 1T5
19. Kim Thạch kỳ Duyên 3T5
20. Nguồn gốc dân tộc Việt Nam (2c) 1T6
21. Những quan hệ Pháp và Trung Hoa về vấn đề Việt Nam 450N

Một tờ giấy nhỏ được viết:

1. TĐ. G. Cordier (3c) 4.000.000 (TĐ: Từ điển)
2. Trống đồng (1c) 350.000
3. Việt ngữ tích nghĩa(1c) 140.000
4. Cung oán (1c) 40.000
5. Chinh phụ (1c) 120.000
6. Franco-Annamite(1916)(1c) 2.200.000 (Từ điển Pháp – Việt)
7. TĐ pháp luật (1c) 420.000
8. Nho giáo (2 bộ) 3.500.000
9. PV Đào Đăng Vỹ (2c) 1.700.000 (Pháp Việt)
10. VN TĐ khai trí (1c) 800.000 (Việt Nam từ điển)
11. Hán Việt (1c) 400.000
12. TĐ VN (Thanh Nghị) (1c) 320.000 (Lê Thanh Nghị – Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam)
13. Externe (5c) 3.500.000 (Từ điển mở Wiktionary) 17.490.000

Một tờ giấy nhỏ được viết:

1. Hán Việt 280N (nghìn)
2. Pháp – Annamite 400N
3. Từ điển Việt – Pháp 50N
4. Pháp Việt TĐ 280N
5. Việt Nam TĐ 700N
6. Pháp Việt TĐ (2 tập) 1.200N
7. Hán Việt 300N
3.210.000
http://boxitvn.blogspot.com/2010/12/nhung-vat-dung-cua-tien-si-cu-huy-ha-vu.html

Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2010

Lễ trao giải Nobel Hòa bình 2010 : Nhà cầm quyền Trung Quốc thua với tỷ số 0:2

Lê Diễn Đức - Trong bài viết “Đừng khóc, Xia Liu!” vào mùa Giáng sinh 2009 khi ông Lưu Hiểu Ba bị kết án tù 11 năm, nhà báo Pháp Jean-Philippe Beja muốn nói với vợ ông Lưu Hiểu Ba rằng, cả thế giới đứng bên cạnh chị và bày tỏ tình đoàn kết với vợ chồng chị, cho công lý, cho lẽ phải, cho những quyền tự do cơ bản nhất của con người mà những kẻ khác đã cưỡng chiếm chỉ vì muốn duy trì độc quyền cai trị và nhân danh một thứ ý thức hệ nào đó.
Ở Minneapolis, so với giờ của Na Uy chênh 7 tiếng đồng hồ, nhưng tôi đã dậy sớm hơn thường lệ để kịp xem TV Online của BBC News truyền trực tiếp Lễ trao Giải thưởng Nobel Hòa bình năm nay cho nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc Lưu Hiểu Ba.
Đề tài này được tôi quan tâm theo dõi và cập nhật gần như liên tục kể từ ngày Ủy ban Nobel công bố người chiến thắng, đồng hành với thái độ tức tối, điên khùng của nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc.
Tôi đã có một số bài viết chuyển tới bạn đọc để cùng nhau chia sẻ qua những phương tiện có thể trong khả năng của mình, như trên các trang Facebook, các trang điện tử Dân Làm Báo, Đàn Chim Việt, Radio Free Asia, v.v… sau khi bị tin tặc đánh sập trang Blog của tôi trên WordPress.
Thật vui khi sáng nay Online, nhìn thấy trên Facebook có nhiều bè bạn ở Việt Nam, một số cũng đang theo dõi buổi lễ trao giải thưởng Nobel. Chúng tôi cùng chuyển thông tin và link BBC News đến những người không biết.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử kể từ năm 1936, lễ trao Giải thưởng Nobel vắng mặt người chiến thắng và người nhận giải thưởng.
Phòng Khánh tiết tổ chức nghi lễ được bài trí đơn giản, không lòe loẹt, diêm dúa với thẩm mỹ rẻ tiền và quê mùa như chúng ta nhìn thấy ở Việt Nam trong các khung cảnh những lễ hội, mít tinh, đại hội…
Chính sự đơn giản lại toát lên không khí trang nghiêm và trang nhã. Nó làm tăng lên sự xúc động của tôi trong buổi lễ quá đặc biệt này vì có nhiều mối liên tưởng tới tình hình Việt Nam.
Đặc biệt hơn vì ông Lưu Hiểu Ba không có mặt, mà lại có mặt!
Ông đã được nhà cầm quyền Bắc Kinh đồng ý trả tự do ngay tức thì, nhưng với chiếc vé máy bay một chiều ra khỏi Trung Quốc!
Ông đã có thể sang Oslo vinh dự nhận Huy chương và tấm séc của Giải thưởng Nobel với giá trị 1,4 triệu đôla và sống một cuộc sống an toàn ở nước ngoài, nhưng vẫn có thể đóng góp tiếp tục cho các hoạt động dân chủ và nhân quyền.
Nhưng ông đã bác bỏ cử chỉ thiện chí đểu cáng ấy! Ông đã có bài học trong quá khứ với của các chế độ cộng sản. Cũng như các nhà tranh đấu dân chủ của Ba Lan và Liên Xô cũ, Lech Walesa (năm 1983), nhà văn Nga Adrei Sakharov (1975), ông đã từ chối, vì điều đó đồng nghĩa với sự cách ly, đoạn tuyệt mối liên hệ trực tiếp giữa ông với nhân dân và đất nước mình.
Nhưng ông đã mặt tại Oslo!
Tấm hình lớn của Lưu Hiểu Ba trên màn hình đã nói lên điều đó!
Có thể là một cái tát nảy lửa, hay nhẹ nhàng theo ngôn ngữ ngoại giao, là sự trả lời rõ ràng nhất trước những hành động và âm mưu khiếm nhã, thô thiển nhằm tẩy chay buổi lễ của Trung Nam Hải!
Nhà tổ chức đã chọn tấm hình Lưu Hiểu Ba hợp lý làm sao! Khuôn mặt ông với nụ cười lạc quan, nhân hậu, như lời của ông đã nói ngay cả với những kẻ giam giữ hành hạ ông: “Tôi không có kẻ thù…”.
Ông đã có mặt! Vì một bục nói danh dự dành riêng cho người chiến thắng để trống đã thay ông phát biểu.
Ông đã có mặt! Vì chiếc ghế trống danh dự dành cho ông đã thay ông nhận Giải thưởng cao quý.
Trong tiếng vỗ tay ầm vang.
Hơn 1500 người tham dự đã đứng dậy và cổ vũ nhiều lần khi nhắc đến tên ông.
Ông cũng hiện diện trong bài dân ca “Hoa Nhài” với tiếng đàn violon réo rắt và xúc cảm lạ thường được thực hiện bởi một nhạc sĩ Trung Quốc. Với đội đồng ca của các em bé Na Uy đẹp như thiên thần. Và với sự diễn tả đoan nghiêm và rung cảm của nữ diễn viên Na Uy nổi tiếng Liv Ullman khi đọc bài luận ngắn của người đoạt Giải thưởng Nobel, một trong những bài cuối cùng mà ông Lưu Hiểu Ba đã viết về tự do, dân chủ.
Tôi nghĩ rằng, vào giây phút này, trong cái nhà tù vốn đã kiên cố mà vẫn được tăng cường canh gác nghiêm ngặt trong nhiều ngày gần đây ở Trung Quốc xa xôi, ngày hôm nay nước mắt của Lưu Hiểu Ba đã chảy.
Và vợ ông nữa.
Trong bài viết “Đừng khóc, Xia Liu!” vào mùa Giáng sinh 2009 khi ông Lưu Hiểu Ba bị kết án tù 11 năm, nhà báo Pháp Jean-Philippe Beja muốn nói với chị rằng, cả thế giới đứng bên cạnh chị và bày tỏ tình đoàn kết với vợ chồng chị, cho công lý, cho lẽ phải, cho những quyền tự do cơ bản nhất của con người mà những kẻ khác đã cưỡng chiếm chỉ vì muốn duy trì độc quyền cai trị và nhân danh một thứ ý thức hệ nào đó.
Nhưng hôm nay chắc chắn chị cũng khóc. Khóc vì hạnh phúc. Ngay tại nơi ở của mình đã bị nhà cầm quyền bất nhân biến thành nhà tù!
Bình luận về sự vắng mặt của Lưu Hiểu Ba, ông Lech Walesa, người thợ điện của xưởng đóng tàu Gdansk đã từng “làm chập mạch toàn bộ hệ thống cộng sản châu Âu”, Tổng thống dân cử đầu tiên của Ba Lan dân chủ sau khi chế độ cộng sản sụp đổ, đã nói: “Tỷ số 2:0 cho Trung Quốc!”.
Người sút bóng vào lưới không ai khác chính là Lưu Hiểu Ba.
“Không có ông, nhưng ai cũng thấy như chính ông đã nói. Một khi nào đấy có mặt ông lại tiếp tục nói nữa. Người đoạt Giải thưởng Nobel thắng nhà cầm quyền Trung Quốc tới hai lần. Trung Quốc đã rất tệ khi không trả tự do cho ông, chỉ hạn chế được chút xíu trong các hoạt động, nhưng thế mà lại OK”.
“Bây giờ chúng ta có thể thấy, chỉ vài nước tẩy chay và chúng ta thì được soi sáng: ai là những người vì bảo vệ nhân quyền, còn những ai chỉ ham muốn tiền bạc” – Lech Walesa nói thêm . ■
Sáng 10/12/2010
Lê Diễn Đức
© Radio Free Asia

Tường thuật Lễ trao giải Nobel Hòa bình 2010

Bài tường thuật lễ trao giải Nobel Hòa Bình tại Oslo – Na Uy do blogger Trương Hiếu – Vivi cung cấp
Chiếc ghế trống và người tù vô tội
Buổi Rước Đuốc Mừng Khôi Nguyên Lãnh Giải Nobel Hòa Bình
Chiếc ghế trống và người tù vô tội
Oslo, ngày 10 tháng 12. Trước tòa thị sảnh, những bước chân đưa tôi đến gần hơn với chiếc ghế trống dành cho một người vô cùng đặc biệt ngày hôm nay. Một người Trung Quốc được vinh dự đoạt giải Nobel Hòa Bình- nhà hoạt động ly khai Lưu Hiểu Ba, nhưng trớ trêu thay anh vẫn bị tước mất tự do, tước mất quyền được đón nhận giải thưởng mà anh xứng đáng được trao.
Đứng xếp hàng chờ đến phiên mình trước toà thị sảnh cùng anh Nguyễn Đức Hóa, hội trưởng Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Nauy, tôi nhận thấy xung quanh mình là những gương mặt quen thuộc của những nhà chính trị cấp cao của Nauy xen lẫn những gương mặt của những khách mời đến dự lễ. Không khí nhộn nhịp với những bài nhạc của đội kèn, và tiếng hô trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba của những nhóm ủng hộ đứng xa xa.
Trước khi vào, mọi túi xách mang theo đều được kiểm soát qua máy, và mọi người đều phải đưa giấy mời có tên họ của mình cũng như giấy chứng minh để cảnh sát kiểm tra xem có đúng người không. Sau khoảng 5 phút chờ đợi, tôi đã được đặt chân vào bên trong. Đập vào mắt tôi là những bông hoa trang trí kết rất đơn sơ mà nét đẹp hài hòa thanh tú. Hội trường trao giải cho tôi cảm giác thật ấm cúng và nghiêm trang với những hình tạc của nhà sáng lập giải Nobel được đặt ở hai bên.
Chúng tôi được hướng dẫn xuống lầu phía dưới treo áo khoác và chờ đến giờ khai mạc lễ trao giải Nobel cho năm 2010. Đứng lẫn lộn giữa những nhà chính trị gia lãnh đạo Nauy và những gương mặt nổi tiếng, cả tôi và anh Hội Trưởng đều có cảm nhận là nơi đây, mọi người dù quyền cao chức trọng hay vô danh tiểu tốt đều được đối xử như nhau. Rất đáng để các nhà lãnh đạo nước ta học hỏi.
Còn 5 phút nữa thôi thì buổi lễ sẽ bắt đầu. Chúng tôi trở lại hội trường và tôi vô cùng xúc động khi thấy tấm hình của nhà ly khai Lưu Hiểu Ba đang được treo lên trang trọng giữa hội trường, nơi 7 chiếc ghế được dành cho sáu người trong Uỷ Ban Trao Giải Nobel Hoà Bình và người đoạt giải.
Thêm hai chiếc ghế danh dự dành cho nhà vua và hoàng hậu Nauy.
Mọi người vào chỗ, cả hội trường hầu như không còn chỗ trống.
Uỷ ban trao giải Nobel Hòa Bình từ từ tiến vào chỗ ngồi trong tràng pháo tay không dứt của những người tham dự.
Marita Kvarving Sølberg mở đầu buổi lễ trao giải với giọng ca ngọt ngào làm lắng lòng người nghe với bài nhạc «solveigs sang»
Thorbjørn Jagland, chủ tịch Ủy Ban Nobel Hoà Bình bắt đầu bài phát biểu của mình trong không khí vô cùng nghiêm trang của thính giả. Sau khi tuyên bố giải thưởng được trao về nhà đấu tranh dân chủ Lưu Hiểu Ba và lý do Ủy Ban trao giải này cho ông, Jagland đã xin lỗi rằng người được đón nhận vinh dự hôm nay không thể có mặt ngày hôm nay, ông đang bị giam giữ tại nhà tù phía Đông bắc Trung Quốc, cả vợ và người thân của ông cũng không thể có mặt. Do đó hôm nay sẽ không có nghi lễ trao huy chuơng và bằng danh dự tại đây.
Ông Jagland cũng nhấn mạnh rằng: chỉ việc này thôi cũng đã cho thấy sự cần thiết và thích hợp của giải Nobel Hoà Bình năm nay. Và ông chúc mừng ông Lưu Hiểu Ba.
Chiếc ghế trống dành cho người đoạt giải!
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của giải Nobel Hoà Bình mà chiếc ghế của người nhận giải phải bỏ trống. Trong bài phát biểu của mình, ông Jagland đã nhắc lại nhiều trường hợp những người đoạt giải trước đây cũng bị ngăn cản không cho đến dự như Carl von Ossietzky- năm 1935, Andrej Sakharov năm 1975, Lech Walesa- năm1983, Aung San Suu Kyi -năm 1991.
Nhưng đây là lần đầu tiên chiếc ghế dành cho người danh dự bị để trống.
Ông Jagland cũng nhấn mạnh là những giải thưởng Nobel này không hề có ý muốn xúc phạm bất cứ ai, mà Uỷ Ban Nobel chỉ muốn truyền tải thông điệp về mối liên hệ giữa nhân quyền, dân chủ và hoà bình. Những giải thưởng nhắc cho chúng ta nhớ rằng những giá trị mà phần lớn trên thế giới có được là nhờ sự đấu tranh của những người đã hy sinh rất nhiều. Họ làm vì người khác và ông Lưu Hiểu Ba là người xứng đáng được sự ủng hộ của chúng ta.
Ông Lưu cũng nhờ vợ mình nói lại là ông muốn dành giải thưởng năm nay cho những linh hồn đã hy sinh trong trận Thiên An Môn ngày 4.tháng 6, năm 1989. Và uỷ ban Nobel rất vui được làm theo ý ông.
Tôi lắng nghe Jagland và thầm ngưỡng mộ khi ông nói về giá trị đích thực của mối quan hệ hòa bình thật sự giữa các quốc gia với nhau không thể được tạo ra nếu thiếu yếu tố nhân quyền và dân chủ. Về sự thiếu quân bằng khi phát triển kinh tế mà thiếu tự do ngôn luận sẽ chỉ làm gia tăng tham nhũng và thói kiêu ngạo quyền lực. Ông cho rằng mỗi bộ máy quyền lực phải được cân bằng bằng sự kiểm soát từ nhân dân, tự do truyền thông và quyền chỉ trích của mỗi cá nhân.
Jagland cũng nêu rằng Trung Quốc đã ký kết một số phê chuẩn của Liên Hiệp Quốc và ILOs về nhân quyền. Điều thú vị là Trung Quốc đã chấp nhận cơ chế giải quyết xung đột siêu quốc gia trong WTO.
Ông còn nêu: “Hiến pháp của Trung Quốc bảo vệ các quyền cơ bản của con người. Điều 35 của hiến pháp để rằng: “Công dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp và tự do hội họp, tự do biểu tình .” Điều 41 bắt đầu bằng:”công dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền chỉ trích và nêu quan điểm của họ trên bất kỳ cơ quan nhà nước và bất kỳ người đại diện chính phủ nào ” .
Và dựa trên tất cả những điều này thì Lưu Hiểu Ba hoàn toàn vô tội. Ông không làm điều gì sai trái, chỉ xử dụng quyền công dân của mình mà thôi. Và ngược lại chính phủ Trung Quốc đang làm ngược lại những gì mình đã cam kết.
Kết thúc bài phát biểu của mình, ông Jagland đặt huy chuơng và bằng danh dự vào chiếc ghế trống dành cho người thắng giải.
Những tràng pháo tay vang dội cả trong lúc Jagland phát biểu và sau khi ông kết thúc.
Tôi chưa từng được nghe bài phát biểu nào hay đến thế. Cả hội trường như cùng òa vỡ trong những tràng pháo tay không ngớt.
Nhạc lại trỗi lên. Lynn Chang với tiếng violin êm dịu và réo rắt như muốn đưa những thông điệp này đến xa hơn, cao hơn.
Khán phòng lại im phăng phắc khi Liv Ullmann đọc bài viết của ông Lưu Hiểu ba «I Have No Emies.My Final Statement».
Tôi không thể nhớ hết được cả bài nhưng tôi nhớ nhất là ông đã luôn lấy tình yêu thương để đáp lại những đàn áp, bất công mình phải gánh chịu, ông không hề mang thù hận trong lòng mà chỉ mang một tình yêu quê hương tha thiết với ước muốn cho một Trung Quốc tốt đẹp hơn. Một bài viết làm cả khán phòng vô cùng xúc động. Tôi thích nhất điều ông viết rằng không có quyền lực nào có thể ngăn cản nổi khát vọng vươn đến tự do, khi người ta ngăn cản quyền tự do cũng là lúc người ta chà đạp quyền làm người và che giấu sự đi sự thật. Nươc mắt tôi rơi không kềm được và xung quanh nhiều người cũng đưa tay lau mắt. Hơn bao giờ hết tôi cảm nhận được giá trị của giải Nobel năm nay và cảm nhận được sự xứng đáng của người nhận giải. Từ giây phút này, ông đã trở thành một thần tuợng của tôi.
Sau bài viết đầy xúc đông của chính người đoạt giải. Ca đoàn thiếu nhi của Den Norske Opera og Ballett đã hoàn thành nguyện uớc của ông với nhiều bài hát. Ông Lưu Hiểu Ba đã nhờ người truyền đạt lại uớc muốn này đến ban tổ chức. Ông ao uớc sẽ có một ca đoàn thiếu nhi hát trong lễ trao giải của ông, vì đối với ông, thiếu nhi là thế hệ tuợng trưng cho tuơng lai. Ông luôn mong muốn một tuơng lai tốt đẹp hơn cho TQ nói riêng và mọi người nói chung nên ông rất chú trọng vào thế hệ mai sau.
Buổi lễ đã kết thúc, nhưng những tràng pháo tay vang mãi. Một buổi lễ trao giải Nobel lịch sử. Tôi thấy mình thật may mắn và vinh dự được chứng kiến và tham dự cho sự kiện trọng đại và ý nghĩa như hôm nay. Và không khỏi hãnh diện khi mình được là một trong những người đại diện cho cộng đồng người Việt ở Nauy có mặt nơi đây để thể hiện sự ủng hộ và biết ơn nhà đấu tranh dân chủ Lưu Hiểu Ba. Trong khi đại sứ quán Việt Nam tại Nauy từ chối tham gia thì tôi mong rằng sự hiện diện của mình sẽ nói thay cho sự ủng hộ của bao người Việt ở hải ngoại cũng như trong nuớc đối với giải Nobel này.
Khán phòng thưa dần nhưng chiếc ghế trống vẫn giữ buớc chân tôi ở lại. Tôi đến gần hơn và tự hỏi cả thế giới sẽ nghĩ gì khi nhìn vào chiếc ghế trống ấy ?
Riêng tôi, trong lúc nhìn vào chiếc ghế trống, tôi cảm thấy rất lòng. Đau lòng khi nghĩ đến ông Lưu Hiểu Ba và những người đã hy sinh hay vẫn trong vòng tù tội chỉ vì họ nói lên niềm khao khát tự do và một tương lai tốt đẹp hơn, chỉ vì họ hy sinh quên bản thân mình để mong muốn mang lại một sự thay đổi tốt hơn cho đất nước cho dân tộc mình, chỉ vì họ muốn quyền làm người phải thực sự được tôn trọng. Tôi đau lòng vì tôi nhìn thấy một chính quyền Trung Quốc độc tài mù quáng. Thay vì song song với việc phát triển kinh tế, họ phải quan tâm hơn, bảo vệ quyền lợi của người dân, nhưng ngược lại, Trung Quốc đang chà đạp những giá trị đích thực để đem đến sự hùng mạnh cho một quốc gia. Tôi đau lòng vì khi một quốc gia tiêu cực như thế, cả thế giới này cũng bị ảnh hưởng dù ít dù nhiều. Và tôi đau lòng hơn khi biết rằng hiện trạng quê huơng mình cũng không hơn gì so với Trung Quốc.
Nhưng chiếc ghế trống cũng mang lại cho tôi cảm giác hạnh phúc. Đó là tôi biết rằng những hy sinh lớn lao của những người không mệt mỏi đấu tranh cho nhân quyền, tự do dân chủ không bị mai một hay quên lãng. Những hy sinh đó vẫn được cả thế giới tâm. Bốn bức tường của nhà tù không đủ để ngăn cản sự đồng cảm và chia sẻ giữa những người đang hiện diện nơi này với những người đang mòn mõi trong chốn lao tù.
Chiếc ghế trống còn cho tôi hy vọng. Hy vọng về những điều tốt đẹp mà bao người đang hy sinh rất nhiều để đạt đến. Hy vọng rằng một ngày nào đó một trong những nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam cũng sẽ có được vinh dự ngồi vào chiếc ghế trống ấy.
Hôm nay là một ngày ý nghĩa nhất trong đời tôi.
Oslo 10.12.2010
Nguyệt Minh
——————————–

Buổi Rước Đuốc Mừng Khôi Nguyên Lãnh Giải Nobel Hòa Bình
(Đây là bài đốt đuốc lúc 18 giờ của dân tại Nauy, đủ các giống dân định cư .Trong đó có người Việt đang sống tỵ nạn cộng sản Việt Nam tham gia . Có hình ảnh gửi sau)
Trong một bầu không khí nô nức nhân quyền, và dưới cái lạnh giữa mùa đông buốt giá, theo thăm dò của người tham dự có gần 1500 người hội tụ về tại Youngstorget, Oslo để cùng reo mừng ông Lưu Hiểu Ba nhận giải Nobel Hòa Bình, do Hội Ân Xá Quốc Tế tại Na Uy tổ chức, bắt đầu từ 18 giờ thứ Sáu, ngày 10 tháng 12 năm 2010.
Ngoài đông đảo người dân bản xứ còn có các sắc dân khác như: Tây Tạng, Mông Cổ, các nhà đấu tranh cho dân chủ của Trung quốc v.v…, đặc biệt Cộng đồng người Việt Nam cũng chịu khó chịu lạnh góp mặt trong ngày thật lịch sử này.
Trong 30 phút đầu tại Youngstorget, với đuốc cầm tay hoặc chân dung Khôi nguyên Lưu Hiểu Ban, đoàn người hô vang câu “Trả tự do cho Lưu Hiểu Ba!”, đồng thời cùng đồng ca bài hát nói lên ước vọng tự do, dân chủ và nhân quyền cho Trung quốc. Sau đó lần lượt đại diện các nhóm yêu dân chủ và tự do, nhất các nhà dân chủ Trung quốc lưu vong lên diễn đàn phát biểu cảm tưởng của mình. Ông Salil Shetty, Tổng Thư ký Hội Ân Xá Quốc Tế trong diễn văn kêu gọi, có đoạn ông nói: “…Chúng ta tổ chức cuộc diễn hành ngày hôm nay không chỉ dành riêng cho ông Lưu Hiểu Ba hiện ở trong chốn lao tù và vợ ông ta đang bị giam lỏng tại gia, mà cho cả hàng ngàn sinh viên đã bị bắn chết trong vụ Thiên An Môn vào năm 1989, cùng hàng ngàn người đang lâm cảnh tù tội tại bản địa vì nói lên tiếng nói đòi tự do dân chủ cho đất nước…”. Sau mỗi bài phát biểu, khẩu hiệu “Trả tự do cho Lưu Hiểu Ba” được hô vang trong ánh đuốc rực cháy làm ấm lòng người tham dự.
18 giờ 30 phút, đoàn diễn hành khởi động. Họ đi ngang qua các dãy phố Torggata, rẽ phải theo Kongensgata, băng ngang Gensen rồi đến Karl Johansgata. Đoàn diễn hành dừng chân trong công viên Quốc Hội, đứng chật cả lối đi dẫn tới trước Grand Hotel, là tụ điểm cuối cùng của buổi diễn hành. Nơi đây như khơi dậy một bầu không khí hân hoan vui nhộn của những Khôi Nguyên lãnh giải những năm về trước. Nhưng năm nay, trên ban công của khách sạn này, cánh cửa vẫn im lìm như ngóng chờ tin ông Lưu Hiểu Ba về đây vẫy tay chào mừng dân chúng, vị tân Khôi Nguyên vẫn biền biệt trong chốn lao tù cộng sản, và chân dung hiền hòa nhưng đầy khí phách của ông Lưu Hiểu Ba được rọi lên chiếm cả mặt tiền từ lầu 2 đến lầu 5 của khách sạn đã gây sự xúc động khôn lường cho mọi người. Và có những giọt nước mắt nào trong đoàn diễn hành vô tình rơi xuống xót thương cho sự nghiệt ngã của người con ưu tú Lưu Hiểu Ba dưới chế độ độc tài Trung cộng.
Buổi diễn hành kết thúc lúc 19 giờ 15 phút trong niềm hân hoan chia sẻ khát vọng dân chủ của người tham dự đối với nhân dân Trung Quốc.
Kính
Phạm Sĩ Việt
Oslo 10.12.2010
That mặt bạn đọc, Dân Làm Báo xin chân thành cảm ơn Blogger Trương Hiếu-ViVi và hai tác giả Nguyệt Minh, Phạm Sĩ Việt đã cũng cấp bài tường thuật rất chi tiết & xúc động này.
Xin chúc các bạn nhiều sức khỏe & thành công. Thân ái !


Gần chục hộ dân tố quan xã “ăn” đất

Thời gian gần đây, dư luận huyện Thăng Bình (Quảng Nam) không ngớt xôn xao về việc nhiều người dân xã Bình Dương tố cáo một số cán bộ xã lợi dụng quyền hạn, chức vụ gây nhiều sai phạm nghiêm trọng về đất nhằm trục lợi.
Cách đây hơn 3 tháng, vào ngày 31/8/2010, UBND huyện Thăng Bình đã có quyết định số 649/QĐ-UBND về việc thành lập đoàn thanh tra để giải quyết đơn thư tố cáo tập thể của người dân xã Bình Dương xung quanh vấn đề nêu trên.
Những người dân ở thôn 6 tố cáo ông Hồ Minh Quảng đã nhận tiền nhưng không làm thủ tục đất cho họ.
Tại kết luận thanh tra số 758/KL-UBND ngày 15/11 của UBND huyện Thăng Bình có nêu: Việc người dân tố cáo ông Hồ Minh Quảng (cán bộ địa chính xã) lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi là đúng. Ông Quảng đã có hành vi thu sai tiền đất đai của người dân. Có 5 công dân trong quá trình làm hồ sơ đất đai đã nhờ ông Quảng nộp các khoản nghĩa vụ đối với Nhà nước với số tiền 22 triệu đồng. Ông Quảng chỉ nộp lại hơn 5,3 triệu đồng, số tiền 16,6 triệu đồng còn lại ông giữ làm của riêng.
Công văn của UBND huyện Thăng Bình yêu cầu thu hồi số tiền ông Quảng đã chiếm dụng để trả lại cho dân; đồng thời kiểm điểm những cán bộ đã để xảy ra sai phạm.
Kết luận trên của UBND huyện Thăng Bình dù thừa nhận sai phạm của ông Quảng song vẫn chưa được người dân đồng tình. Dân tiếp tục viết đơn tố cáo gửi các cấp chính quyền tỉnh Quảng Nam.
  
Đơn tố cáo của người dân thôn 6, xã Bình Dương.
Trong đơn tố cáo tập thể ngày 2/12 gửi lên tỉnh, 10 hộ dân thôn 6 (xã Bình Dương) ghi rõ: Chúng tôi làm đơn này để trình bày về việc ông Hồ Minh Quảng, cán bộ địa chính xã chiếm đoạt đất đai của người dân xã chúng tôi. Cụ thể: Ông Hồ Minh Quảng địa chính xã đã thông đồng với ông Cao Văn Yên, Chủ tịch xã, chuyển nhượng hoặc sang tên cho người khác để bán chui thu hàng tỉ đồng bất chính.
Người dân cũng tố ông Quảng nhận tiền làm thủ tục chuyển nhượng và bán đất của dân nhưng trên thực tế thì bỏ túi riêng mà không chịu thực hiện.
Trong một lá đơn khác, hai mẹ con bà Nguyễn Thị Đông và con là Hà Văn Dũng (thôn 6, xã Bình Dương) viết: Ngày 8/12/1998, UBND huyện Thăng Bình đã có quyết định số 00021/QĐ-UBDN giao cho gia đình bà 3 lô đất số 627, 628, 629 (tại bản đồ 23, thửa  88/21) với tổng diện tích 6.390m2 để trồng rừng tái sinh. Hạn sử dụng của cả 3 lô đất này đến năm 2048. Nhưng ông Hồ Minh Quảng đã thông đồng với ông Cao Văn Yên cắt lô đất 628 (có diện tích 300m2) của gia đình bà rồi chuyển đổi mục đích sử dụng và sang tên cho bà Phan Thị Bảy (ngụ tổ 1, thôn 6, xã Bình Dương). Tuy nhiên, trên thực tế bà Bảy chỉ nhận được tiền “hoa hồng đứng tên” là 4 triệu đồng, còn lô đất 628 đã được bán lại cho một người khác ở TP Hội An (Quảng Nam) với giá 360 triệu đồng.
Trước việc tố cáo rùm beng này, PV Dân trí đã tới thôn 6 xã Bình Dương vào ngày 7/12 tìm hiểu sự việc. Tiếp xúc với PV, rất nhiều người dân tỏ ý bất bình cho biết, sau những lá đơn tố cáo nói trên, đặc biệt sau khi biết có báo chí vào cuộc, ông Hồ Minh Quảng đã mời hai mẹ con bà Nguyễn Thị Đông lên UBND xã để thương lượng “bỏ qua” sự việc UB xã lấy đất của bà cấp cho người khác.
  
Anh Hà Văn Dũng và mẹ là bà Nguyễn Thị Đông cho PV xem số tiền 30 triệu đồng ông Quảng mới đưa.
Sau đó, trước sự chứng kiến của ông Yên và một số người khác, ông Quảng đã lấy trong túi xách ra 30 triệu đồng đưa cho mẹ con bà Đông; đồng thời hẹn bà ngày 7/12 lên UB xã lấy lại bìa đỏ các lô đất đã bán.
Chiều ngày 7/12, tại trụ sở xã Bình Dương, trả lời PV về số tiền ông Quảng đưa cho mẹ con bà Đông, ông Cao Văn Yên - Chủ tịch xã Bình Dương - cho biết đó là tiền ông Quảng nhận bán giùm đất cho gia đình bà Đông cách đây 2 năm (!?).
Ông Yên giải thích: Lúc đó mẹ con bà Đông gửi đất cho ông Quảng bán giùm, giờ ông Quảng đem trả tiền. Sự việc buôn bán đất diễn ra giữa hai cá nhân bà Đông và người mua; ông Quảng cầm tiền của người mua đưa cho người bán, theo ông Yên là sai quy trình: “Buôn bán giữa cá nhân với nhau nhưng ông Quảng làm như thế là sai quy trình, nếu đúng thì việc buôn bán chỉ diễn ra giữa người mua và người bán”, ông Yên giải thích vòng vo.
  
Ông Cao Văn Yên (trái), Chủ tịch xã Bình Dương, thừa nhận với PV những sai phạm của ông Quảng
Ông Cao Văn Yên cũng thừa nhận những sai phạm của cá nhân ông Hồ Minh Quảng như kết luận 758/KL-UBND của thanh tra huyện Thăng Bình trước đó.
Liên quan đến chuyện tiêu cực đất tại xã Bình Dương, ngày 9/12, Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình Nguyễn Văn Ngữ đã có quyết định tạm đình chỉ công tác ông Hồ Minh Quảng để làm rõ những sai phạm theo đơn thư tố cáo của người dân.